Bảng câu hỏi đánh giá môi trường nội bộ trong quản trị doanh nghiệp

Đánh giá môi trường nội bộ là việc cần thiết và nên được thực hiện định kỳ đều đặn để biết mình đang ở đâu, có thế mạnh gì...

Phân tích môi trường nội bộ đã được nhiều công ty nhất là các công ty lớn thực hiện; là nội dung nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu.

Để nghiên cứu về môi trường nội bộ là đề tài không hề đơn giản, đây là một đề tài tổng thể, toàn diện trên mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Vì thế, khi nghiên cứu đòi hỏi phải có bộ câu hỏi tốt nhằm thu thập đủ thông tin cho việc đánh giá, phân tích.

Tài chính linh hoạt trân trọng giới thiệu bộ câu hỏi đánh giá môi trường nội bộ để các bạn tham khảo 

1.  Phân tích marketting:

1.1   Các loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

1.2  Sự tập trung bán một số loại sản phẩm hoặc bán cho khách hàng?

1.3  Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường

1.4  Thị phần hoặc tiểu thị phần?

1.5  Cơ cấu mặt hàng, dịch vụ và khả năng mở rộng, chu kỳ sống của sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận so doanh số sản phẩm?

1.6  Kênh phân phối, số lượng, phạm vi, mức độ kiểm soát?

1.7  Các tổ chức bán hàng hữu hiệu? Mức độ am hiểu về nhu cầu của khách hàng?

1.8  Mức độ nổi tiếng, chất lượng và sản phẩm dịch vụ?

1.9 Việc quảng cáo có hiệu quả và sáng tạo?

1.10 Chiến lược giá và tính linh hoạt trong việc định giá?

1.11 Phương pháp phân loại ý kiến của khách hàng về phát triển sản phẩm và dịch vụ

1.12 Dịch vụ sau bán hàng và hướng dẫn dịch vụ cho khách hàng?

1.13 Thiện chí và sự tín nhiệm của khách hàng?

2.  Phân tích sản xuất:

2.1 Giá cả và mức độ cung ứng nguyên phụ liệu, quan hệ với nhà cung ứng?

2.2 Hệ thống kiểm tra hàng tồn kho, mức độ quay vòng vốn và tận dụng các phương tiện?

2.3 Sự bố trí các phương tiện sản xuất, quy hoạch và tận dụng các phương tiện.

2.4 Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn?

2.5 Hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện  và việc tận dụng công suất?

2. 6 Việc sử dụng các đơn vị vệ tinh (gia công) mộ t cách có hiệu quả.

2.7 Mức độ hội nhập dọc, tỷ lệ lợi nhuận và trị giá gia tăng.

2.8 Hiệu năng và phí tổn/lợi ích của thiết bị.

2.9 Các phương pháp kiểm tra tác nghiệp hưũ hiệu, kiểm tra thiết kế, lập kế hoạch tiến độ, mua hàng, kiểm tra chất lượng và hiệu hăng.

3.  Tài chính kế toán:

3.1 Khả năng huy động  vốn ngắn hạn

3.2 Khả năng huy động  vốn dài hạn, tỷ lệ giữ vốn vay và  vốn cổ phẩn?

3.3 Nguồn vốn  công ty (đối với hàng gồm nhiều doanh  nghiệp).

3.4 Chi phí vốn so với toàn ngành và các dối thủ cạnh tranh?

3.5 Các vấn đề về thuế

3.6 Quan hệ với người chủ  sở hữu, người đầu tư và cổ đông

3.7 Tình hình vay có thế chấp, khả năng tận dụng các chiến lược tài chính thay thế nhu cho  thuê, bán, thuê lại?

3.8 Phí hội nhập và các rào cản hội nhập?

3.9  Tỷ lệ lãi?

3.10 Vốn lưu động, tính linh hoạt của cơ cấu vốn  đầu tư?

3.11 Sự kiểm soát giá thành hữu hiệu?

3.12 Quy mô tài chính?

3.13 Thiện chí và sự tín nhiệm của khách hàng?

3.14 Hệ thống kế toán có hiệu quả phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận.

4.  Các yếu tố quản trị:

4.1 Hoạch định:

4.1.1 Tổ chức đã có mục tiêu hoặc mục đích rõ ràng chưa?

4.1.2 Có chiến lược chung để cạnh tranh trong ngành không?

4.1.3 Có theo dõi và dự đoán những xu hướng có liên quan đến môi trường

4.1.4 Tổ chức có đề ra phương pháp quản trị để ra quyết định hay không?

4.1.5 Tổ chức có kế hoạch để đối phó với những bất trắc xảy ra không?

4.1.6 Tổ chức có phát triển tinh thần làm việc của nhân viên không?

4.1.7 Tổ chức có phân phối nguồn lực dựa trên các mục tiêu đã định ra hay không?

4.1.8 Tổ chức có các mục tiêu, chiến lược, mục đích, các chính sách phù hợp, hỗ trợ và có liên hệ rõ ràng với nhau không?

 

4.2 Tổ chức:

4.2.1 Công ty có cơ cấu tổ chức rõ ràng như trong sơ đồ tổ chức chính thức không?

4.2.2 Sơ đồ của tổ chức có  biểu thị khả năng kiểm soát rộng lốn hay không?

4.2.3 Các hoạt động tương tự có được xếp chung vào một nhóm trong sơ đồ tổ chức hay không?

4.2.4 Các chức năng bố trí nhân viên có được mô tả phù hợp trong sơ đồ tổ chuc hay không?

4.2.5 Trong sơ đồ tổ chức có các nguyên tắc thống nhất chỉ huy hay không?

4.2.6 Các nhà quản trị trong tổ chức có uỷ quyền công việc một cách hiệu quả không?

4.2.7 Tổ chức có sử dụng các bảng mô tả công việc và mô tả chi tiết công việc hay không?

4.2.8 Các công việc của tổ chức có ý nghĩa. Được trả công xứng đáng và đòi hỏi sự phấn đấu hay không?


4.3  Điều khiển và động viên:

4.3.1 Tinh thần của nhân viên  có hay không?

4.3.2 Tinh thần quản trị có cao hay không?

4.3.3 Mức độ thoả mãn công việc của các nhân viên có cao không?

4.3.4 Công ty có sử dụng kiểu quản trị với sự tham gia của nhiều  người không?

4.3.5 Tinh thần sáng tạo có được khuyến khích hay không?

4.3.6 Tỷ lệ vắng mặt trong tổ chức có cao hay không?

4.3.7 Tốc độ thay thế công nhân trong tổ chức có thấp hay không?

4.3.8 Các nhà quản trị có xác định số lượng và cơ cấu của các nhóm không chính thức hay không?

4.3.9 Các quy định của các nhóm không chính thức có thuận lợi cho việc quản tri của tổ chức hay không?

4.3.10 Có tồn tại hệ thống trao đổi thông tin hai chiều hữu hiệu trong tổ chức không?

4.3.11 Các nhà quản trị trong tổ chức có phải là những nhà lãnh đạo tốt hay không?

4.3.12 Có phải tổ chức có hệ thống thưởng phạt hữu hiệu hay không?

4.3.13 Tổ chức và các nhân viên có thích hợp tốt với sự thay đổi hay không?

4.3.14 Nhân viên có khả năng thoả mãn nhu cầu cá nhân thông qua tổ chúc hay không?

 

4.4  Nhân sự:

4.4.1 Tổ chức có giám đốc nhân sự hay phòng nguồn nhân lực không?

4.4.2 Tổ chức có thuê mướn nhân viên sau khi đã tuyển dụng, phỏng vấn, kiểm tra, tuyển chọn cẩn thận không?

4.4.3 Tổ chức có thực hiện chương trình phát triển quản trị và huấn luyện nhân viên không?

4.4.4 Tổ chức có hệ thống đánh giá thành quả hữu hiệu không?

4.4.5 Tổ chức có cung cấp các khoản phúc lợi hợp lý cho nhân viên hay không?

4.4.6 Tổ chức có hệ thống lương bổng và tiền công hiệu quả không?

4.4.7 Tổ chức có quy định về chính sách kỷ luật không?

4.4.8 Tổ chức có hệ thống hoạch định chuyên môn cho nhân viên của mình không?

4.4.9 Có sự tin cậy lẫn nhau giữa các TP và giám đốc nhân sự không?

4.4.10 Điều kiện làm việc của tổ chức có sạch sẽ và an toàn hay không?

4.4.11 Các cơ hội làm việc ở tổ chức có công bằng hay không?

 

4.5 Kiểm tra:

4.5.1 Tổ chức có hệ thống kiểm soát tài chính hữu hiệu không?

4.5.2 Tổ chức có hệ thống kiểm soát doanh số bán hàng hữu hiệu hay không?

4.5.3 Tổ chức có hệ thống kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả không?

4.5.4 Tổ chức có hệ thống kiểm soát  chi tiêu hữu hiệu không?

4.5.5 Tổ chức có hệ thống kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả không?

4.5.6 Tổ chức có hệ thống kiểm soát quản trị hữu hiệu không?

4.5.7 Tổ chức có hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả không?

4.5.8 Tổ chức có hệ thống kiểm soát bằng máy vi tính không?

4.5.9 Hệ thống kiểm soát của tổ chức có nhanh chóng và hiệu quả không?

5. Nghiên cứu và phát triển:

5.1  Tổ chức có nghiên cứu các hoạt động RD của ngành không?

5.2  Tổ chức có đủ điều kiện và máy móc thiết bị để thực hiện thành công hoạt động RD không?

5.3 Tổ chức có hệ thống và nguồn cung cấp thông tin để thực hiện thành công hoạt động RD không?

5.4 Tổ chức đã kiểm tra lợi ích của các hoạt động RD đối với sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới hay không?

5.5 Tổ chức đã nghiên cứu sự cân đối giữa việc phát triển, cải tiến sản phẩm mới và sự phát triển cùng cải tiến quy trình sản xuất hay chưa?

5.6 Tổ chức đã thiết lập phòng RD chua?

5.7 Tổ chức có phân  phối đủ các nguồn lực để thực hiện thành công các hoạt động RD không?                                                                                                          

5.8 Tổ chức có tận dụng nguồn sáng kiến sẵn có về sản phẩm mới hay không?

5.9 Tổ chức có sẵn sàng để liều lĩnh thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài mà không cần phải khám phá ra các sáng kiến có giá trị thương mại không?

5.10 Tổ chức có sẵn sàng mạo hiểm đầu tư lâu dài vào việc phát triển mà thử nghiệm sản phẩm mà không cần phải tiếp thị sản phẩm thành công?

5.11 Tổ chức có thể có được các nguồn lực cần thiết để khai thác các phát minh nếu khi chúng được khám phá ra hay không?

5.12 Tổ chức đã nghiên cứu lợi ích tiềm năng của việc sử dụng các việc sử dụng các cá nhân hay tổ chức bên ngoài để thực hiện những nghiên cứu cơ  bản và ứng dụng cho công ty hay không?

5.13 Tổ chức đã thiết lập mục tiêu hay chính sách RD rõ ràng hay chưa?

5.14 Tổ chức có biết được các chính sách RD của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu?

5.15 Tổ chức có ý định liên doanh về hoạt động RD không?

5.16 Tổ chức có chiến lược RD tổng quát hay không?

5.17 Doanh nghiệp có hiểu biết về giấy phép, tiền bản quyền tác giả bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và các quy định trong ngoài nước liên quan đến các hoạt động RD không?

6.  Hệ thống thông tin:

6.1  Đánh giá cường độ thông tin trong tổ chức?

6.2 Xác định kỹ thuật của hệ thống thông tin (đánh giá kỹ thuật với chuỗi giá cả và cạnh tranh)

6.3 Phát triển kế hoạch (xem xét ảnh hướng của thông tin với các chức năng khác) để khai thác lợi thế của thông tin.

6.4 Tất cả các nhà quản trị của doanh nghiệp có sử dụng hệ thống thông tin để ra quyết định không?

6.5 Các chiến lược gia của công ty có quen với hệ thống thông tin của đối thủ không?

6.6 Hệ thống thông tin có dễ sử dụng không?

6.7 Tất cả những người sử dụng hệ thống thông tin có hiểu được lợi thế cạnh tranh mà thông tin có thể đem lại cho các công ty hay không?

6.8 Những người sử dụng hệ thống thông tin có được tham gia những chương trình huấn luyện về máy điện toán hay không?

6.9 Hệ thống thông tin của công ty có được cải tiến liên tục về nội dung và tính dễ sử dụng hay không?

Tài chính linh hoạt 

Vui lòng ghi rõ nguồn: http://www.taichinhlinhhoat.com


Từ khóa tìm kiếm:

Quản trị | Tài chính | Kiểm soát nội bộ | Lập kế hoạch | Lãnh đạo | Khởi nghiệp | Kỹ năng

0/Để lại bình luận

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!