Doanh nghiệp có nhiều tiền mặt, tốt hay không?

Dường như tiền mặt luôn là một cái gì đó mà ai cũng thích sở hữu, doanh nghiệp cũng vậy. Thế nhưng việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt liệu có phải là một điều tốt?

Chúng ta biết rằng hầu hết các doanh nghiệp vận hành đều chú ý sử dụng lợi ích từ việc vay nợ. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tài trợ bằng nợ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lợi, thế nhưng nhà đầu tư nào cũng biết đến mặt trái của nợ. Khi mọi thứ không diễn biến như các kế hoạch, thì nợ có thể khiến doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng.

Thế còn vị thế tiền mặt của doanh nghiệp thì sao? Qúa nhiều nợ chắc chắn là một điều không tốt, liệu điều đó có đúng với tiền mặt?

Trước tiên, có vẻ như nhà đầu tư luôn tìm kiếm các doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào thể hiện trên bảng cân đối kế toán, bởi vì họ tin rằng nhiều tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp xử lý một cách dễ dàng nếu các kế hoạch kinh doanh đang xấu đi và nó cũng cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong tương lai.

Thật không may, chẳng có gì là đơn giản, tiền mặt cũng vậy. Lượng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán của mỗi doanh nghiệp sẽ được nhà đầu tư hiểu với nhiều các tác động tín hiệu khác nhau: gồm cả tín hiệu tốt và tín hiệu xấu. Dĩ nhiên là nếu hiểu rõ được nguồn hình thành các khoản tiền mặt cho doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và các kế hoạch mà các nhà quản trị đang dự định thực hiện sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chuẩn xác hơn.

Các lý thuyết tài chính doanh nghiệp nói rằng mỗi doanh nghiệp nên có một mức tiền mặt thích hợp cho doanh nghiệp mình, một lượng đủ để thanh toán lãi vay, các chi phí và chi tiêu vốn, ngoài ra còn phải dự trữ thêm một ít nữa để doanh nghiệp kịp xử lý trong những tình huống khẩn cấp. Nhà đầu tư có thể tính toán chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp để xác định khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn hay không? Dĩ nhiên là các nghĩa vụ này phải trả bằng tiền mặt.

Theo lý luận, nếu doanh nghiệp có bất cứ một lượng tiền mặt nào cao hơn mức cần thiết đó thì lượng tiền mặt đó nên được phân phối lại cho các cổ đông thông qua cổ tức hoặc mua lại cổ phần. Sau đó, nếu các nhà quản trị tìm thấy các cơ hội đầu tư mới, họ có thể ra thị trường vốn phát hành cổ phần để huy động lượng vốn cần thiết.

Thực tế thì việc doanh nghiệp có nhiều tiền mặt cũng có những điểm tốt. Nhà đầu tư không phải là người bên trong doanh nghiệp nên thông thường nếu nhìn thấy khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán nhiều bao giờ cũng yên tâm hơn so với các doanh nghiệp có lượng tiền mặt ít hơn. Nhất là khi qua các quý, hoặc qua các năm, lượng tiền mặt tăng lên đều đặn và ổn định, nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển rất mạnh. Tiền mặt tích lũy quá nhanh đến mức các nhà quản trị không kịp có thời gian để lên kế hoạch sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất.

Microsoft là một thí dụ. Trong ngành công nghiệp sản xuất phần mềm, có lẽ tên tuổi của Microsoft đã nổi tiếng toàn thế giới. Microsoft hoạt động quá tốt đến mức dòng tiền mặt hằng năm luôn nhiều hơn 40 tỷ USD. Do doanh thu vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và tiền mặt cứ thế tăng lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp thành công khác trong các ngành như sản xuất phần mềm và dịch vụ, giải trí và truyền thông thường không bị đòi hỏi về chi tiêu vốn nhiều như các công ty trong các ngành thâm dụng vốn.

Vì vậy, tiền mặt của các doanh nghiệp ấy cứ thế tăng lên. Trong khi đó, các doanh nghiệp phải chi tiêu vốn nhiều như các nhà sản xuất thép, phải thường xuyên đầu tư rất nhiều cho các trang thiết bị, dâyimages1253806_money.jpgchuyền sản xuất và nguyên vật liệu sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng vốn như vậy thường cần duy trì lượng tiền mặt cần thiết trong một thời gian dài hơn bởi vì vòng quay tiền mặt của chúng không thể nhanh như các doanh nghiệp trong các ngành khác.

Hơn thế nữa, nhà đầu tư nên biết rằng các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, dịch vụ có tính chu kỳ thì cần duy trì lượng tiền mặt nhiều để vượt qua giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất. Ví dụ như Boeing hay BMW, lượng cầu đối với các mặt hàng này thường tăng cao trong một thời điểm nhất định của chu kỳ kinh doanh và sau đó họ lại phải đối mặt với giai đoạn khác của chu kỳ khiến cho lượng tiền mặt bị sụt giảm nhanh chóng. Do đó, đối với các doanh nghiệp như vậy thì họ cần có một lượng tiền mặt dự trữ nhiều hơn mức cần thiết để đáp ứng cho các nghĩa vụ ngắn hạn của họ.

Nói như thế không có nghĩa là bao giờ có nhiều tiền mặt hơn mức lý thuyết đưa ra cũng tốt. Một mức tiền mặt cao thể hiện trong bảng cân đối kế toán có thể khiến cho nhà đầu tư đặt câu hỏi, nhất là khi lượng tiền mặt đột nhiên cao hơn mức bình thường. Tại sao các nhà quản trị lại để tiền mặt ở đó mà không đem đi sử dụng? Nhà đầu tư có quyền nghi ngờ vì doanh nghiệp đã mất các cơ hội đầu tư hoặc là ban quản trị doanh nghiệp quá yếu kém nên đã không thể biết làm gì với lượng tiền mặt đó. Việc để tiền mặt trong doanh nghiệp quá nhiều luôn có chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội của tiền mặt trong trường hợp này được hiểu là sự khác nhau giữa nhau giữa lãi suất có được khi nắm giữ tiền mặt (tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng cũng được xem như là tiền mặt) và cái giá phải trả để có tiền mặt. Cái giá phải trả để nắm giữ tiền mặt, đó chính là chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp WACC. Nếu một doanh nghiệp khi đầu tư vào một dự án mới hoặc mở rộng sản xuất có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 20%, thì chi phí cơ hội của việc nắm giữ nhiều tiền mặt thật sự là đắt. Bởi lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn khó lòng đạt tới 10%. Trong trường hợp tỷ suất sinh lợi của dự án thấp hơn mức chi phí sử dụng vốn trung bình WACC thì tiền mặt cũng không nên giữ lại tại doanh nghiệp, mà nên phân phối chúng lại cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hay mua lại cổ phần của doanh nghiệp.

Mặc dù, khi các nhà quản trị muốn gia tăng mức tiền mặt trong doanh nghiệp luôn đưa ra những lời giải thích có vẻ như rất hợp lý : tiền mặt nhiều có thể giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn và thực hiện các phi vụ thâu tóm một cách nhanh chóng hơn. Thế nhưng bạn đừng quên rằng với các doanh nghiệp có lượng tiền mặt nhiều hơn mức cần thiết mà các lý thuyết đề nghị thì bạn phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề đại diện.

Chi phí đại diện rất dễ xảy ra trong tình huống này, các nhà quản trị dễ dàng bị “quyến rũ” bởi sức hút của những toà biệt thự sang trọng. Do vậy, các quản trị cấp cao có thể sẽ thực hiện những vụ thâu tóm lãng phí và đầu tư vào các dự án kém hiệu quả nhằm tranh thủ tìm kiếm lợi ích cá nhân. Do đó, nếu bạn là nhà đầu tư, bạn hãy chú trọng nhiều hơn đến các doanh nghiệp xem việc dự trữ tìên mặt như một chiến lược cho các kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp.

Vì rất có thể rằng động cơ bên trong đó chính là việc tư lợi của các nhà quản trị. Thậm chí trong tình huống tệ hơn, các doanh nghiệp có lượng tiền mặt quá dồi dào giúp cho các nhà quản trị giảm áp lực money.jpgcho quá trình vận hành doanh nghiệp. Họ không bị sức ép phải tính toán điều hành hợp lý nhất để đáp ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn như các doanh nghiệp chỉ có lượng tiền mặt vừa phải theo mức cần thiết.

Nên nhớ rằng, ngoài mức tiền mặt cần thiết, bạn phải cảnh giác với bất cứ một lý giải nào cho việc tăng tiền mặt trong doanh nghiệp. Thị trường vốn luôn hiện hữu, nếu cần huy động vốn cho các dự án đầu tư tiềm năng thì thị trường vốn luôn sẵn sàng. Thị trường vốn với những yêu cầu khắt khe, vì thế doanh nghiệp sẽ thận trong hơn trước các quyết định đầu tư, và do đó sẽ giảm được chi phí đại diện.

Thay lời kết

Để bảo vệ cho danh mục đầu tư của bạn được an toàn, nhà đầu tư nên xem xét vị thế tiền mặt của doanh nghiệp qua các lý thuyết tài chính để tìm thấy một mức tiền mặt hợp lý trong doanh nghiệp. Đừng quên xem xét yếu tố dòng tiền tương lai, chu kỳ kinh doanh, các kế hoạch chi tiêu vốn, các nghĩa vụ phải trả khẩn cấp và các nhu cầu cần tiền mặt để chi trả khác khi tính toán doanh nghiệp thật sự cần lượng tiền mặt là bao nhiêu?

Nguồn: taichinhlinhhoat.com tổng hợp từ saga.vn

11/Để lại bình luận

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

  1. Cảm ơn bạn đã ghé thăm. kienthuctaichinh.com sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc.

    Thanks.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh12/10/08 20:57

    Bài viết đã đề cập đến các khía cạnh quản lý cơ bản dòng tiền của doanh nghiệp.Cá nhân tôi cũng đồng nhất những nhận xét và đánh giá dòng tiền đứng trên quan điểm của nhà đầu tư của tác giả. Nhưng tôi không hiểu" CHI PHÍ ĐẠI DIỆN" là gì? Tác giả có thể giải thích thêm ý nghĩa của cụm từ này? Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  3. trong bài viết có đề cập đến "tài trợ bằng nợ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lợi", làm ơn giải thích giúp tôi được không? một doanh nghiệp nên sử dụng nợ vay bao nhiêu là tốt hay nên sử dụng vốn tự có? tại sao người ta thường sử dụng nợ vay mặc dù vốn tự có có thể đủ để tài trợ cho dự án đó? làm ơn trả lời tới địa chỉ: tam731980@yahoo.com.vn hoặc buiductam.bic@gmail.com

    Trả lờiXóa
  4. Gửi bạn đọc:
    - Theo tôi, chi phí đại diện như trong bài viết đề cập là chi phí có thể phát sinh trong tương lai từ các quyết định của Ban QTDN trong việc sử dụng lượng tiền tồn quỹ nhiều. Có thể ví dụ thế này: Khi DN có lượng tiền mặt nhiều, trong lúc chưa dùng tới, Ban QTDN quyết định lấy ra đầu tư vào CK và bị lỗ. Thì khoản lỗ đó được hiểu là chi phí đại diện. (Đây là ý kiến cá nhân mang tính trao đổi, không phải là khái niệm).

    Trả lờiXóa
  5. Gửi Tâm: tài trợ bằng nợ có thể giúp DN tăng khẳ năng sinh lời điều này hoàn toàn có thể. Đó chính là tắc đòn bẩy tài chính đó Tâm. Tuy nhiên việc sử dụng nợ để đầu tư chỉ có tác dụng tích cực khi DN làm ăn tốt, còn ngược lại thì không nên nó sẽ làm DN nhanh phá sản hơn. Việc sử dụng bao nhiêu nợ là tốt thì tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc thù của DN, tình hình kinh doanh của DN, Cơ cấu vốn hiện tại của DN, mục tiêu của DA...

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh1/3/09 23:04

    tắc đòn bẩy tài chính là gi?Em thật sự chưa thông o "nợ có thể giúp DN tăng khẳ năng sinh lời "mong dược anh (chi) lý giải sâu hơn.gui về dc mail e nha.thanks!
    email:diemtrang_ldxh@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh28/3/09 09:48

    cũng như một cơ thể đang lớn,cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển thì một doanh nghiệp cũng vậy,cần có tiền mặt đẻ phuc vụ hoạt động kinh doanh.nhưng cũng phải tính toán lượng tiền mặt nên giữ

    Trả lờiXóa
  8. Vay nợ là hình thức đánh đổi rủi ro và lợi nhuận. Nếu công ty bạn có tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, đồng thời hệ số nợ chưa cao, việc vay nợ sẽ giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Nếu tỷ suất sinh lời trên tài sản mà thấp hơn thì sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đi.
    Mức sử dụng nợ là bao nhiêu thì tùy từng công ty, chưa có ai dám khẳng định 1 cơ cấu nợ nào là tối ưu cả, thường các dn chỉ xác định 1 cơ cấu mục tiêu, cân đối giữa nợ và vốn chủ sao cho phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro rồi huy động vốn theo cơ cấu đó.
    (Bài góp ý chỉ mang tính tham khảo)

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh14/6/09 18:15

    dân tài chính bài viết thực sự rất hay, và chính xác đã đề cập đến được hai khía cạnh của việc giũ nhiều tiền mặt ở một doanh nghiệp. đúng là việc giữ nhiều tiền mặt vừa có nhưgnx mặt tốt và cũng có nhưgnx mặt không tốt. điều này là tùy thuộc vào đặc điểm và tình hình của từng doanh nghiệp cũng như trogn từng thời kỳ. vì vậy, các nhà đầu tư phải có cái nhìn sâu sắc, tổng hợp dựa trên những phân tích đánh giá tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xem viecj giữ lượng tiền mặt như vậy của doanh nghiệp là có phù hợp không từ đó mà cần có được sự lụa chọn đầu tư đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh19/6/09 17:47

    bai viet hay lam

    Trả lờiXóa
  11. Em xin đưa ra ý kiến về chi phí đại diện.
    Chi phí đại diện theo em hiểu là khoản chi phí phát sinh nhằm mang lại lợi ích cho người quản lý của công ty, do người quản lý và người sở hữu của công ty là khác biệt.
    Người chủ sở hữu thì sẽ cân nhắc đầu tư nhằm mục đích tạo giá trị cho tài sản của mình.
    Còn người quản lý sẽ nhằm tư lợi cho bản thân mình mà sẽ đưa ra các quyết định đầu tư bất lợi cho công ty nhưng bản thân mình có thể trục lợi được, các khoản lỗ sẽ do người chủ sở hữu chịu, cái này gọi là chi phí đại diện.
    Đây là ý kiến của em, mong mọi người đưa thêm ý kiến để bài viết được phân tích rõ ràng hơn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!