Giới thiệu về kiểm soát nội bộ !

Ngày nay, kiểm soát nội bộ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức. Kiểm soát nội bộ giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của công ty mình như: con người, tài sản, vốn ….,góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, và phát triển đi lên của doanh nghiệp.

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa đó, taichinhlinhhoat.com bắt đầu giới thiệu với bạn đọc loạt bài "Giới thiệu về kiểm soát nội bộ" mong bạn đọc ủng hộ. Đây là tài liệu nghiên cứu của Mekong Capital và tài liệu này chỉ mang ý nghĩa hướng dẫn.

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ


1. Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh

Kiểm soát nội bộ là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích sau cho công ty:
• Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty;
• Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra;
• Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty;
• Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty; và
• Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đầy đủ.

Thông thường, khi công ty phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống kiểm soát nội bộ cũng trở nên to lớn hơn vì người chủ công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro này nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm giám sát trực tiếp của bản thân.

Đối với những công ty mà có sự tách biệt lớn giữa người quản lý và cổ đông, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ góp phần tạo nên sự tin tưởng cao của cổ đông. Xét về điểm này, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh là một nhân tố của một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh, và điều này rất quan trọng đối với công ty có nhà đầu tư bên ngoài. Các nhà đầu tư sẽ thường trả giá cao hơn cho những công ty có rủi ro thấp hơn.

2. Những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các biện pháp kiểm soát nội bộ. Việc thực hiện thành công các biện pháp kiểm soát nội bộ đòi hỏi một số nguyên tắc chung:
• Một môi trường văn hoá nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công trách nhiệm rõ ràng;
• Quy trình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ công ty;
• Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa những nhân viên khác nhau;
• Tất cả các giao dịch phải được thực hiện với sự uỷ quyền thích hợp;
• Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ;
• Trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng;
• Định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập;
• Mọi giao dịch quan trọng phải được ghi lại dưới dạng văn bản;
• Định kỳ phải kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ.

3. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Một số công ty chọn có một “kiểm toán nội bộ” chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được tuân thủ. Kiểm toán nội bộ không được là thành viên cua phòng kế toán vì các biện pháp kiểm soát nội bộ cũng áp dụng cho cả phòng kế toán.

Cụ thể, kiểm toán nội bộ thường có trách nhiệm kiểm tra:

• việc tuân thủ các quy trình và chính sách, vốn là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty;
• việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán cũng như việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; và
• xác định các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.

Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị. Do đó, với một kiểm toán nội bộ làm việc hiệu quả, hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty sẽ liên tục được kiểm tra và hoàn thiện.

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát. Mặc dù vai trò và quyền hạn của Ban Kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp không rõ ràng ở một mức nào đó, nhưng có khả năng Ban Kiểm soát đóng vai trò của kiểm toán nội bộ như miêu tả trên.

PHÂN II: GIỚI THIỆU VỀ KIỂM SOÁT GIAO HÀNG VÀ BÁN HÀNG

Nguồn:  sưu tầm và tổng hợp từ tài liệu của Mekong Capital
Xem thêm : Phần 1 : Phần 2 : Phần 3 : Phần 4 : Phần 5 

4/Để lại bình luận

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!

  1. Nặc danh29/12/10 14:45

    bài này hay! admin, thankyou!
    Em đang quan tâm đến vấn đề này, admin có các tài liệu về kiểm soát nội bộ thì chia sẻ thêm cho cư dân net với nha! chúc vui vẻ, an lành và thành công!
    ***** cuộc sống sẽ thật sự thành công khi ta thật sự hạnh phúc *****
    ***** để có thể hạnh phúc chúng ta cần phải thành công *****

    Trả lờiXóa
  2. hjx, em đang cần những kiến thức về kiểm soát chi tiêu tài chính cho đề tài của mình, mà em tìm hoài vẫn k thấy tài liệu nào liên quan hết, ai bít thì giúp em với. thanks so much...:-s

    Trả lờiXóa
  3. mình mới được vào làm ở bộ phận kiểm soán nội bộ của Ngân hàng Nhoại thương , loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu rất mong được nhiều bậc đàng anh(chị) giúp đỡ

    Trả lờiXóa
  4. Xin vui lòng gọi 0946.22.33.55 ( Hải Sơn ) hoặc email đến sonnh@vietsourcing.com để được tư vấn chi tiết !

    -----------

    Khóa học Kiểm toán Nội bộ cung cấp tới học viên những tình huống thực, qua đó học viên sẽ hiểu về những nội dung chính của Kiểm toán nội bộ, các chuẩn mực nghề nghiệp, mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và các chức năng khác, vai trò của Kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.

    Khai giảng : 18/12/2011

    Thời lượng: 18 giờ

    Mục tiêu
    Khóa học cung cấp tới học viên những tình huống thực, qua đó học viên sẽ hiểu về những nội dung chính của Kiểm toán nội bộ, các chuẩn mực nghề nghiệp, mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và các chức năng khác, vai trò của Kiểm toán nội bộ đối với quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro – những vấn đề thực tế gặp phải của doanh nghiệp.

    Thêm vào đó, khóa học sẽ cung cấp tình huống kiểm toán thực nhằm giúp học viên có định hướng về giải pháp cho tình huống thực tại Doanh nghiệp của mình. Ngay sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ có cái nhìn tổng thể về quá trình kiểm toán nội bộ cũng như những nhiệm vụ trọng tâm của kiểm toán viên nội bộ. Đối tượngKhóa học được thiết kế dành riêng cho nhân viên bộ phận Kiểm toán nội bộ, trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ, thành viên Ban giám đốc doanh nghiệp, trưởng các bộ phận, và các đối tượng quan tâm khác.

    Đối tượng

    Khóa học được thiết kế dành riêng cho nhân viên bộ phận Kiểm toán nội bộ, trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ, thành viên Ban giám đốc doanh nghiệp, trưởng các bộ phận, và các đối tượng quan tâm khác.

    Học phí: 3,500,000 vnđ

    Chính sách hỗ trợ:

    * 1. Giảm 5% cho học viên tự túc học phí
    * 2. Giảm 5% cho sinh viên đại học hoặc khách hàng của Vietsourcing
    * 3. Giảm 5% cho nhóm từ 3 người trở lên
    * 4. Giảm 5% cho thanh toán học phí 5 ngày trước khi khóa học bắt đầu

    Tại sao chọn Vietsourcing?

    * Giảng viên với kiến thức chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp.
    * Điều kiện học đạt tiêu chuẩn quốc tế
    * Nhân viên có kinh nghiệm tổ chức các khóa học chuyên nghiệp
    * Nơi đầu tiên cung cấp khóa học đào tạo liên thông qua những tình huống thực tế:
    o Học viên có cơ hội hiểu những qui định thông qua tình huống
    o Học viên có cơ hội luyện tập
    o Học viên có định hướng về những giải pháp cho việc tổ chức Kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp mình

    Nội dung
    PHẦN A. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BÔ

    I – Giới thiệu chung
    1. Câu chuyện thường gặp.
    2. Giới thiệu về kiểm toán nội bộ.

    II – Kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp
    1. Tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ.
    2. Những yếu tố cơ bản của kiểm toán nội bộ.
    3. Lĩnh vực thực hiện kiểm toán.
    4. Phương pháp tiếp cận kiểm toán.
    5. Loại kiểm toán.
    6. Chu trình kiểm toán.

    PHẦN B. CHU TRÌNH KIỂM TOÁN

    I – Chu trình kiểm toán
    1. Lập kế hoạch.
    2. Chuẩn bị kiểm toán.
    3. Thực hiện kiểm toán.
    4. Báo cáo Kiểm toán.

    II – Ví dụ

    PHẦN C: TỔ CHỨC BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BÔ
    1. Tổ chức tập trung và tổ chức phân tán.
    2. Mô hình tổ chức khác.
    3. Nhân sự kiểm toán.
    4. Chính sách của Bộ phận kiểm toán.

    Mọi quan tâm Anh Chị vui lòng liên hệ:
    Nguyễn Hải Sơn – Tư vấn Đào tạo
    Mobile: 0946.22.33.55
    Email: sonnh@vietsourcing.com
    Địa chỉ: Tầng 6, 57 Quang Trung, Hà Bà Trưng, Hà Nội
    Web: http://vietsourcing.wordpress.com/
    Trân trọng,

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

NỘI QUY KHI BÌNH LUẬN :
» Không sử dụng từ ngữ thô tục, thiếu văn hoá, gây mâu thuẫn; Không bàn luận chính trị, sắc tộc.
» Được chém gió thoải mái nhưng Không được Spam.
» Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc
» Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Email: info@taichinhlinhhoat.com,

Cảm ơn bạn đã chia sẻ!